Tin tức
TIN TỨC MÔI TRƯỜNG

2015 – 2016 sẽ nóng kỷ lục


Nền nhiệt độ toàn cầu năm 2015 đã tăng 0,38 +/- 0,14 độ C so với giai đoạn 1981 - 2010 (tăng 0.68 +/- 0.14 độ C so với giai đoạn 1961-1990). Nếu tiếp tục duy trì nền nhiệt này, năm 2015 sẽ trở thành năm nóng nhất từ trước đến nay.

 

Dự thảo mới nhất được đưa ra tại COP21 tại Pháp cho thấy các nước đã nhất trí mục tiêu kiềm chế tăng nhiệt độ Trái đất dưới 2oC so với mức tiền công nghiệp và theo đuổi các nỗ lực để hạ xuống còn 1,5oC, mức mà nhiều nước đang phát triển cho là tối thiểu để đảm bảo an toàn.

Bản báo cáo nhấn mạnh, nền nhiệt này có thể tác động tiêu cực đến lượng mưa và nhiệt độ tại từng khu vực và có thể kéo dài trong ít nhất 2 năm tới cùng với sự nóng lên toàn cầu trong 2 thập kỷ tiếp theo. 

Luận điểm này phần nào lý giải cho việc thời gian qua khu vực châu Á liên tục chịu hạn hán cục bộ kéo dài và lũ lụt nghiêm trọng, kèm theo đó là những cơn bão cường độ mạnh.

Một trong những lý do chính của nền nhiệt tăng là hiện tượng El Nino tại Thái Bình Dương. Dự báo, hiện tượng này sẽ diễn ra mạnh mẽ nhất vào giữa và cuối mùa đông 2016.

Trong những thập kỷ qua, nhiệt độ Trái đất đã gia tăng nhanh chóng. Trái Đất có thể “sốt” thêm 4 độ C vào cuối thế kỷ này. Điều này kêu gọi những thay đổi lớn cần nhanh chóng được thực hiện, trong đó có những hoạt động liên quan đến các nguồn năng lượng thay thế, tăng trưởng “thông minh”, và giao thông vận tải sạch.

Nắng nóng ảnh hưởng như thế nào? 

Theo Live Science, nhiệt độ của cơ thể hoạt động tốt nhất ở mức 36-37,5 độ C và thoát nhiệt bằng cách toát mồ hôi. Khi môi trường quá nóng hoặc quá ẩm, cơ thể sẽ đổ mồ hôi, tăng nguy cơ mất nước.

Nếu nhiệt độ quá cao, cơ thể sẽ cố gắng làm mát, mất một lượng nước lớn dẫn đến kiệt sức hoặc say nắng. Nếu không được bù kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng có thể dẫn đến tử vong.

Theo các nhà nghiên cứu, khi nhiệt độ tăng lên mức 35 độ C cùng độ ẩm cao bắt đầu đe dọa tới sức khỏe con người, nguy hiểm hơn khi đạt mức 40 độ C. Nhiệt độ lên đến 50 độ C sẽ trở thành mối đe dọa đáng sợ.

Tuy nhiên, sự tác động của nhiệt độ lên cơ thể còn phụ thuộc vào thể trạng và sức khỏe của từng người. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già và những người mắc bệnh về hô hấp sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi nhiệt độ thay đổi.

Con người có thể chịu được nhiệt độ trên 100 độ C

Nếu bạn nhúng một ngón tay nồi nước sôi thì không khéo chỉ mấy phút sau ngón tay bạn sẽ bị… chín nhừ mất. Ấy thế mà con người có thể chịu được nhiệt độ trên 100 độ C, thậm chí còn cao hơn nữa. Bạn có tin được không?

Khả năng chịu nóng của con người thực tế lớn hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều. Những người sống ở vùng ôn đới, khi môi trường nóng tới 38 độ đã cảm thấy ngột ngạt lắm rồi, thế mà mùa hạ ở châu Úc, châu Phi, nhiệt độ thường lên tới 50-55 độ C. Nhưng dân chúng ở đó vẫn chịu được.

Để thử nghiệm sức chịu nóng của con người, có hai nhà vật lý người Anh đã làm tự “giam” mình trong lò nướng bánh mì mấy giờ liền… Kết quả là các ông vẫn sống… như thường! Trên thực tế, nếu ở môi trường khô ráo, con người có thể chịu được nhiệt độ cao tới 160 độ C. Tại sao con người có thể chịu nóng giỏi như vậy?

Nguyên do là cơ thể con người có một “bộ máy điều hoà nhiệt độ” kỳ diệu là… tuyến mồ hôi. Thời tiết nóng quá sẽ làm chúng ta toát mồ hôi. Khi mồ hôi bốc hơi, nó sẽ hút một số nhiệt lượng trong lớp không khí ở gần da, làm nhiệt độ của lớp không khí này hạ xuống xấp xỉ nhiệt độ cơ thể. Nhờ vậy, nếu ở môi trường khô ráo (để mồ hôi bốc hơi được), chúng ta có thể chịu được nhiệt độ khá cao.

Khánh Ly