Ngoài ra nito còn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý nước. Sự có mặt của Nitơ có thể gây cản trở cho các quá trình xử lý làm giảm hiệu quả làm việc của các công trình. Mặt khác nó có thể kết hợp với các loại hoá chất trong xử lý để tạo các phức hữu cơ gây độc cho con người.
Với đặc tính như vậy việc xử lý Nitơ trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề đáng được nghiên cứu và ứng dụng.Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu, các học giả đi sâu tìm hiểu và phương pháp sinh học là 1 trong những phương pháp xử lý nito hiệu quả nhất.
GIÁ THỂ VI SINH DI ĐỘNG MBBR
Phương pháp xử lý nito
Phương pháp xử lý sinh học dựa trên nguyên tắt hoạt động của các vi sinh vật chuyển hóa nito. Ở đây nitơ amôn sẽ được chuyển thành nitrit và nitrat nhờ các loại vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter. Khi môi trường thiếu ôxy, các loại vi khuẩn khử nitrat Denitrificans (dạng kỵ khí tuỳ tiện) sẽ tách ôxy của nitrát (NO3-) và nitrit (NO2-) để ôxy hoá chất hữu cơ. Nitơ phân tử N2 tạo thành trong quá trình này sẽ thoát ra khỏi nước.
Các qúa trình chuyển hóa Nitơ trong nước thải
Quá trình chuyển NO3- –> NO2- –>NO –> N2O –> N2 với việc sử dụng mêtanol làm nguồn carbon được biểu diễn bằng các phương trình sau đây:
GIÁ THỂ ĐỆM VI SINH DI ĐỘNG MBBR
Nitrat hóa
Nitrat hoá là một quá trình tự dưỡng (năng lượng cho sự phát triển của vi khuẩn được lấy từ các hợp chất ôxy hoá của Nitơ, chủ yếu là Amôni. Ngược với các vi sinh vật dị dưỡng các vi khuẩn nitrat hoá sử dụng CO2(dạng vô cơ) hơn là các nguồn các bon hữu cơ để tổng hợp sinh khối mới. Sinh khối của các vi khuẩn nitrat hoá tạo thành trên một đơn vị của quá trình trao đổi chất nhỏ hơn nhiều lần so với sinh khối tạo thành của quá trình dị dưỡng.
Quá trình Nitrat hoá từ Nitơ Amôni được chia làm hai bước và có liên quan tới hai loại vi sinh vật , đó là vi khuẩn Nitơsomonas và Vi khuẩn Nitơbacteria. ở giai đoạn đầu tiên amôni được chuyển thành nitrit và ở bước thứ hai nitrit được chuyển thành nitrat
Bước 1. NH4- + 1,5 O2 –> NO2- + 2H+ + H2O
Bước 2. NO-2 + 0,5 O2 –> NO3-
Các vi khuẩn Nitơsomonas và Vi khuẩn Nitơbacteria sử dụng năng lượng lấy từ các phản ứng trên để tự duy trì hoạt động sống và tổng hợp sinh khối. Có thể tổng hợp quá trình bằng phương trình sau :
NH4- + 2 O2 –> NO3- + 2H+ + H2O (*)
Cùng với quá trình thu năng lượng, một số iôn Amôni được đồng hoá vận chuyển vào trong các mô tế bào. Quá trình tổng hợp sinh khối có thể biểu diễn bằng phương trình sau :
4CO2 + HCO3- + NH+4 + H2O –> C5H7O2N + 5O2
C5H7O2N tạo thành được dùng để tổng hợp nên sinh khối mới cho tế bào vi khuẩn.
Toàn bộ quá trình ôxy hoá và phản ứng tổng hợp được thể hiện qua phản ứng sau :
NH4++1,83O2+1,98 HCO3- –> 0,021C5H7O2N + 0,98NO3-+1,041H2O+1,88H2CO3
Sau đó quy trình sẽ chuyển sang giai đoạn khử nitrit, tách phân tử oxy của nitrat và nitrit để oxy hóa chất hữu cơ, giải phogn1 khí N2 ra ngoài môi trường.
+ Khử nitrat :
NO3- + 1,08 CH3OH + H+ –> 0,065 C5H7O2N + 0,47 N2 + 0,76CO2 + 2,44H2O
+ Khử nitrit :
NO2- + 0,67 CH3OH + H+ –> 0,04 C5H7O2N + 0,48 N2 + 0,47CO2 + 1,7H2O
Như vậy để quá trình khử nito cho hiệu quả tốt nhất thì các công trình xử lý nước thải cần :
– Điều kiện yếm khí ( thiếu ôxy tự do )
– Có nitrat (NO3- ) hoặc nitrit (NO2-)
– Có vi khuẩn kị khí tuỳ tiện khử nitrat;
– Có nguồn cácbon hữu cơ
– Nhiệt độ nước thải không thấp.
Quý khách có nhu cầu mua giá thể vi sinh MBBR, vui lòng liên hệ 0938.229.672 (Mr. Trí) hoặc email: tringuyen2906@gmail.com để có giá tốt nhất.
Trân trọng