Thuật ngữ chuyên ngành cấp thoát nước
Thuật ngữ chuyên ngành cấp thoát nước
borehold : bãi giếng (gồm nhiều giếng nước )
collector well : Giếng thu nước (cho nước ngầm)
distribution pipeline : tuyến ống phân phối (tuyến ống cấp II
drinking water supply : Cấp nước sinh hoạt
elevated reservoir : Đài chứa nước
filter : bể lọc
ground reservoir : Bể chứa xây kiểu ngầm
ground water : nước ngầm
ground water stream : dòng nước ngầm
motor: mô tơ
pump : Máy bơm
pump strainer : Rọ lọc ở đầu ống hút của bơm để ngăn rác
pumping station : trạm bơm
rapid filter : bể lọc nhanh
raw water : Nước thô
raw water pipeline : tuyến ống dẫn nước thô
raw water pumping station : Trạm bơm nước thô, trạm bơm cấp I
reservoir : Bể chứa nước sạch
sedimentation tank : Bể lắng
suction pipe : ống hút nước
surface water : nước mặt
transmission pipeline : tuyến ống truyền tải ( tuyến ống cấp I)
treated water : Nước đã qua xử lý, nước sạch
treated water pumping station : Trạm bơm nước sạch, trạm bơm cấp II
water bearing stratum (aquifer, aquafer) : Tầng chứa nước
water table (ground water level) : Mực nước ngầm
adjusting valve : van điều chỉnh
air-operated valve : van khí nén
alarm valve : van báo động
amplifying valve : đèn khuếch đại
angle valve : van góc
automatic valve : van tự động
back valve : van ngược
balanced valve : van cân bằng
balanced needle valve : van kim cân bằng
ball valve : van hình cầu, van kiểu phao
ball and lever valve : van hình cầu - đòn bẩy
bleeder valve : van xả
bottom discharge valve : van xả ở đáy
brake valve : van hãm
bucket valve : van pit tông
butterfly valve : van bớm; van tiết lưu
by-pass valve : van nhánh
charging valve : van nạp liệu
check valve : van cản; van đóng; van kiểm tra
clack valve : van bản lề
clapper valve : van bản lề
compensation valve : van cân bằng, van bù
compression valve : van nén
conical valve : van côn, van hình nón
control valve : van điều chỉnh; van kiểm tra;
cup valve : van hình chén
cut-off valve : van ngắt, van chặn
delivery valve : van tăng áp; van cung cấp;
diaphragm valve : van màng chắn
direct valve : van trực tiếp
discharge valve : van xả, van tháo
disk valve : van đĩa
distribution valve : van phân phối
double-beat valve : van khóa kép, van hai đế
draining valve : van thoát nớc, van xả
drilling valve : van khoan
ejection valve : van phun
electro-hydraulic control valve : van điều chỉnh điện thủy lực
emergency closing valve : van khóa bảo hiểm
emptying valve : van tháo, van xả
exhaust valve : van tháo, van xả
expansion valve : van giãn nở
feed valve : van nạp, van cung cấp
feed-regulating valve : van điều chỉnh cung cấp
flap valve : van bản lề
float valve : van phao
flooding valve : van tràn
free discharge valve : van tháo tự do, van cửa cống
fuel valve : van nhiên liệu
gas valve : van ga, van khí đốt
gate valve : van cổng
gauge valve : van thử nước
globe valve : van hình cầu
governor valve : van tiết lưu, van điều chỉnh
hand operated valve : van tay
hinged valve : van bản lề
hydraulic valve : van thủy lực
injection valve : van phun
inlet valve : van nạp
intake valve : van nạp
interconnecting valve : van liên hợp
inverted valve : van ngược
leaf valve : van lá, van cánh; van bản lề
levelling valve : van chỉnh mức
lift valve : van nâng
main valve : van chính
multiple valve : van nhiều nhánh
mushroom valve : van đĩa
needle valve : van kim
nozzle control valve : van điều khiển vòi phun
operating valve : van phân phối
orifice valve : van tiết lưu;
oulet valve : van xả, van thoát
overflow valve : van tràn
overpressure valve : van quá áp
paddle valve : van bản lề
penstock valve : van ống thủy lực
pilot valve : van điều khiển; đèn kiểm tra
pintle valve : van kim
pipe valve : van ống dẫn
piston valve : van pít tông
plate valve : van tấm
plug valve : van bít
pressure operated valve : van áp lực
pressure relief valve : van chiết áp
rebound valve : van ngược
reducing valve : van giảm áp
reflux valve : van ngược
regulating valve : van tiết lưu, van điều chỉnh
release valve : van xả
relief valve : van giảm áp, van xả
return valve : van hồi lưu, van dẫn về
reverse-acting valve : van tác động ngược
reversing valve : van đảo, van thuận nghịch
revolving valve : van xoay
safety valve : van an toàn, van bảo hiểm
screw valve : van xoắn ốc
selector valve : đèn chọn lọc
self-acting valve : van lưu động
self-closing valve : van tự khóa, van tự đóng
servo-motor valve : van trợ động
shut-off valve : van ngắt
slide valve : van trượt
spring valve : van lò xo
springless valve : van không lò xo
starting valve : van khởi động
steam valve : van hơi
stop valve : van đóng, van khóa
straight-way valve : van thông
suction valve : van hút
supply valve : van cung cấp, van nạp
thermostatic control valve : van điều ổn nhiệt
three-way valve : van ba nhánh
throttle valve : van tiết lưu
through-way valve : van thông
transfer valve : van thông; van thoát
transforming valve : van giảm áp, van điều áp
triple valve : van ba nhánh
tube valve : van ống
tube needle valve : van kim
turning valve : van quay
two-way valve : van hai nhánh
water-cooled valve : van làm nguội bằng nước
water-escape valve : van thoát nước; van bảo hiểm
auxiliaty tank : bình phụ; thùng phụ
catch tank : bình xả
charging tank : bình nạp
clarifying tank : bể lắng, bể thanh lọc
collecting tank : bình góp, bình thu
compartmented tank : bình chứa nhiều ngăn, thùng nhiều ngăn
depositing tank : bể lắng bùn
destritus tank : bể tự hoại
digestion tank : bể tự hoại
dip tank : bể nhúng (để xử lý)
dosing tank : thùng định lượng
elevated tank : tháp nước, đài nước
emergency tank : bình dự trữ; bể dự trữ cấp cứu
exhaust tank : thùng xả, thùng thải; ống xả
expansion tank : bình giảm áp; thùng giảm áp
feed tank : thùng tiếp liệu; bình tiếp liệu
float tank : bình có phao, thùng có phao
flowing water tank : bể nước chảy
gage tank : thùng đong
gathering tank : bình góp, bể góp
gauging tank : bình đong, thùng đong
head tank : két nước có áp
holding tank : thùng chứa, thùng gom
measuring tank : thùng đong
overhead storage water tank : tháp nước có áp
precipitation tank : bể lắng; thùng lắng
priming tank : thùng mồi nước, két mồi nước
regulating tank : bình cấp liệu; thùng cấp liệu
rejection tank : buồng thải
ribbed tank : bình có gờ,
sand tank : thùng cát
sediment tank : thùng lắng
self-sealing tank : bình tự hàn kín
separating tank : bình tách, bình lắng
septic tank : hố rác tự hoại; hố phân tự hoại
settling tank : bể lắng
sewage tank : bể lắng nước thải
slime tank : bể lắng mùn khoan;
slurry tank : thùng vữa; thùng nước mùn; bể lắng mùn khoan
storage tank : thùng chứa, thùng bảo quản, thùng trữ, bể trữ
suds tank : bể chứa nước xà phòng
sump tank : bể hứng; hố nước rác, bể phân
supply tank : bể cấp liệu; bể cung cấp
surge tank : buồng điều áp;
tailrace surge tank : buồng điều áp có máng thoát;
tempering tank : bể ram, bể tôi
underground storage tank : bể chứa ngầm (dưới đất)
vacuum tank : bình chân không; thùng chân không
water tank : thùng nước, bể nước, xitéc nước
water-storage tank : bể trữ nước
Bể lắng : sedimentation basin, clarifier, settling basin (nói chung là dùng từ nào cũng được). Còn chữ li tâm, thì bạn thêm chữ centrifugal vào đằng trước từ bể lắng mà bạn dùng thôi.
Bể lọc : filter
1 Các thuật ngữ bổ sung liên quan đến các loại nước
Raw water: Nước thô
Canal: Kênh (sông đào)
(Dòng nước nhân tạo thường được xây dựng để nối sông, hồ hoặc biển, và thường có kích cỡ phù hợp cho vận tải thuỷ; phần lớn các kênh có lưu lượng thấp và đặc tính trộn lẫn thấp).
Estuary: Cửa sông
(Một vùng nước được bao bọc một phần ở cuối của một con sông, thường được nối thông với biển và nhận được nước ngọt từ các nguồn ở thượng lưu)
Irrigation water: Nước tưới
(Nước được cấp cho đất hoặc lớp đất trồng cây để làm tăng độ ẩm của chúng, để cung cấp lượng nước cần thiết cho sự tăng trưởng bình thường của cây và hoặc để ngăn chặn sự tích tụ quá nhiều muối trong đất).
Lake: Hồ
(Một vùng nước trong đất liền có diện tích đáng kể. Hồ nước mặn lớn thường được gọi là biển).
Reservoir: Hồ chứa nước
(Một công trình, nhân tạo một phần hoặc toàn bộ, để lưu trữ và hoặc để điều chỉnh và kiểm soát nước).
Stagnant water: Nước tù
(Một vùng nước mặn trong đó có ít hoặc không có dòng chảy và trong đó có thể xảy ra những biến đổi không có lợi cho chất lượng nước trong một thời gian dài).
Stream Ruisseau: Suối
(Nước chảy liên tục hoặc gián đoạn theo một dòng xác định, giống như sông, nhưng thường ở qui mô nhỏ hơn).
2 Những thuật ngữ bổ sung liên quan đến xử lý và lưu trữ nước và nước thải
Clorination: Clo hoá
(Quá trình thêm vào nước khí clo hoặc là các chất từ đó sinh ra axit hypoclorơ hay hypoclorit, nhằm để, thí dụ như ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, động vật và thực vật, dể oxi hoá các chất hữu cơ, để trợ giúp sự keo tụ hoặc để khử mùi hôi thối). Mục đích chính thường là để triệt khuẩn.
Break-point chlorination: Điểm clo hoá tới hạn
(Điểm mà ở đó khi thêm clo vào nước thì clo dư tự do tăng lên tỷ lệ với lượng clo được thêm vào). Tại điểm này tất cả amoniac đã bị oxi hoá hết.
Clarification: Làm trong nước
(Quá trình trong đó các hạt được lắng đọng trong một cái thùng để yên (không khuấy), nước trong hơn chảy ra giống như nước thải đã xử lý).
Clarifier; settling tank; sedimentation basin: Thùng lắng, bể lắng cặn
(Một bể lớn, nơi xảy ra sự lắng đọng của các chất lơ lửng trong nước. Nó thường được lắp các máy nạo cơ khí để gom và loại cặn rắn ra khỏi đáy bể).
Contact stabilization: Sự ổn định tiếp xúc
(Một trong các phương pháp xử lý bằng bùn hoạt hoá, trong đó bùn hoạt hoá đã sục khí được đưa vào tiếp xúc với nước cống thô trong một thời gian ngắn (thí dụ từ 15 đến 30 phút). Cặn bùn sau khi tiếp xúc được để lắng và đưa trở lại vào một bể riêng biệt, ở đó nó được sục khí với thời gian lâu hơn (thí dụ từ 6 giờ đến 8 giờ).
Dialysis: Sự thẩm tách
(Quá trình mà các phân tử hoặc lon nhỏ khuyếch tán qua một màng khiến chúng được tách khỏi những phân tử lớn hơn trong dung dịch và khỏi những chất lơ lửng).
Mixed media filtration: Lọc qua môi trường hỗn hợp
(Quá trình xử lý nước, trong đó nước được đưa qua hai hoặc nhiều lớp theo hướng đi xuống hoặc đi lên. Lớp trên gồm những hạt lớn có tỷ trọng thấp. Trong mỗi lớp tiếp sau các hạt nhỏ hơn, nhưng tỷ trọng của các hạt cao hơn).
Pasteurization: Pastơ hoá (diệt khuẩn theo phương pháp Pastơ)
(Quá trình gồm sự nâng nhiệt độ trong một khoảng thời gian thích hợp , nhằm mục đích ức chế hoạt động của vi sinh vật, đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh, hoặc làm giảm số lượng của chúng trong một khoảng thời gian giới hạn tới mức qui định hoặc tới mức thấp hơn mức gây bệnh).
Pre-aeration: Sự sục khí trước
(Sự sục khí nước cống đã lắng trong thời gian ngắn ngay trước khi xử lý sinh học, hoặc là sự sục khí nước cống trước khi để lắng).
Pressure filtration: Sự lọc áp lực
(Quá trình xử lý nước tương tự như lọc nhanh qua cát, chỉ khác là nước được đưa qua một hệ thống kín dưới áp lực).
Rapld sand filtration: Lọc nhanh qua cát
(Quá trình xử lý nước, thường là làm sau khi trong, trong đó nước được đưa qua một lớp cát để loại bỏ nốt cặn).
Re-aeration: Sự sục khí lại
(Quá trình nhờ đó không khí được đưa vào lại để làm tăng nồng độ oxi hoà tan sau khi oxi đã bị một số quá trình sinh học hoặc hoá học làm cạn kiệt).
Slow sand filtration: Sự lọc chậm bằng cát
(Quá trình xử lý nước, trong đó nước được lọc chậm với tốc độ được kiểm soát từ trên xuống dưới lớp cát đẫm nước đã được chọn lọc và phân loại; các quá trình sinh học, hoá học và lý học làm cho nước trong sạch).
Stabiliation: Sự ổn định
(Quá trình hoá học hoặc sinh học, trong đó các chất hữu cơ (hoà tan hoặc dạng hạt) dễ phân huỷ bị oxi hoá thành các chất vô cơ hoặc các chất bị phân huỷ rất chậm).
Stepped feed: Nạp cách quãng
(Một phương pháp xử lý bằng bùn hoạt hoá, trong đó các chất thải được đưa vào bể sục không khí tại các điểm khác nhau dọc theo chiều dài của bể để đạt được nhu cầu oxi đồng đều cho cả hệ thống).
Stepped aeration: Sục khí nhiều tầng, sục khí theo lớp
(Một phương pháp xử lý bằng bùn hoạt hoá, trong đó một lượng không khí lớn hơn được đưa vào cuối dòng lên của bể sục khí - nơi hoạt động sinh học diễn ra cao nhất, và một lượng không khí ít hơn được đưa vào cuối dòng xuống của bể sục khí).
(Định nghĩa này do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xây dựng)
3 Các thuật ngữ được dùng trong lấy mẫu nước
3.1 Automatic sampling: Lấy mẫu tự động
(Quá trình trong đó các mẫu được lấy gián đoạn hoặc liên tục, không có sự can thiệp của con người và theo một chương trình đã định trước).
3.2 Composite sample: Mẫu tổ hợp
(Hai hoặc nhiều mẫu hoặc phần mẫu trộn lẫn với nhau theo tỷ lệ thích hợp đã biết (gián đoạn hoặc liên tục), từ đó có thể thu được kết quả trung bình của một đặc tính mong muốn. Tỉ lệ trộn thường được dựa trên thời gian hoặc lưu lượng).
3.3 Continuous sampling: Lấy mẫu liên tục
(Quá trình trong đó một mẫu được lấy liên tục từ một vùng nước).
3.4 Discrete sampling: Lấy mẫu gián đoạn
(Quá trình trong đó các mẫu đơn được lấy từ một vùng nước).
3.5 Flume Canal: Máng đo
(Một kênh nhân tạo có hình dạng và kích thước xác định, có thể được dùng để đo dòng chảy. Định nghĩa lấy theo ISO 772).
3.6 Isokinetic sampling: Lấy mẫu đẳng tốc
(Kỹ thuật lấy mẫu, trong đó mẫu từ một dòng nước chảy vào miệng của một dụng cụ lấy mẫu với tốc độ bằng tốc độ của dòng nước ở chỗ kề với dụng cụ).
3.7 Monitoring "Programme de contrôle": Sự giám sá): Quá trình lấy mẫu, đo đạc đã được lập chương trình và sau đó được ghi lại hoặc truyền tín hiệu đi (hoặc cả hai) về những đặc tính khác nhau của nước, thường nhằm mục đích đánh giá sự phù hợp của nước với các mục đích đã định.
3.8 Proportional sampling: Lấy mẫu tỉ lệ
(Kỹ thuật để lấy được mẫu từ nước đang chảy, trong đó tần số lấy mẫu (trong trường hợp lấy mẫu gián đoạn), hoặc tốc độ lấy mẫu (trong trường hợp lấy mẫu liên tục) tỷ lệ thuận với tốc độ chảy của nước được lấy mẫu).
3.9 Sample: Mẫu
(Một phần đại diện một cách lý tưởng cho một vùng nước nhất định được lấy gián đoạn hoặc liên tục, nhằm mục đích kiểm tra các đặc tính khác nhau đã định).
3.10 Sample stabilization: Sự ổn định mẫu
(Quá trình nhằm làm giảm đến mức tối thiểu những thay đổi về đặc tính của các thông số quan tâm, bằng cách thêm các hoá chất hoặc thay đổi điều kiện vật lý, hoặc bằng cả hai cách, trong giai đoạn từ lúc lấy mẫu cho tới lúc phân tích mẫu).
3.11 Sampler: Dụng cụ lấy mẫu
(Dụng cụ được sử dụng để lấy mẫu nước, gián đoạn hoặc liên tục, nhằm mục đích kiểm tra các đặc tính khác nhau đã định).
3.12 Sampling: Lấy mẫu
(Quá trình lấy một phần của một vùng khối nước, cố gắng lấy phần đại diện, nhằm mục đích kiểm tra các đặc tính khác nhau đã định).
3.13 Sampling line: ống lấy mẫu
(ống dấn nước từ đầu lấy mẫu đến nơi phân phối mẫu hoặc thiết bị phân tích).
3.14 Sampling network: Mạng lưới lấy mẫu (Một hệ thống các chỗ lấy mẫu đã định trước, được thiết kế để giám sát một hoặc nhiều vị trí đã qui định).
3.15 Sampling point: Điểm lấy mẫu (Vị trí chính xác trong một chỗ lấy mẫu, các mẫu được lấy tại điểm này).
3.16 Sampling probe: Đầu lấy mẫu (Bộ phận của thiết bị lấy mẫu được nhúng chìm vào trong một vùng nước và mẫu nước chảy vào đó trước tiên).
3.17 Sampling site: Chỗ lấy mẫu (Là khu vực chung trong một vùng nước nơi mẫu được lấy).
3.18 Snap sample; spot sample: Mẫu đơn (Mẫu riêng lẻ được lấy một cách ngẫu nhiên (về thời gian/hoặc vị trí) từ một vùng nước).
3.19 Test portion: Phần mẫu thử (Một phần của một mẫu, được lấy ra để kiểm tra).
4. Các thuật ngữ được sử dụng trong phân tích nước
4.1 Acidity: Độ axit
(Dung lượng của môi trường nước về mặt phản ứng với ion hydroxit).
4.2 Aggressivity: Tính xâm thực
(Khả năng của nước hoà tan canxi cacbonat CaCO3 (xem 4.16, chỉ số Langelier).
4.3 Aggressive water: Nước xâm thực
(Nước có chỉ số Langelier âm (xem 4.16, chỉ số Langelier)).
4.4 Alkalinity: Độ kiềm
(Dung lượng của môi trường nước về mặt phản ứng với ion hydro).
4.4.1 Methyl red end - point alkalinity: Độ kiềm theo metyl đỏ
(Phép đo qui ước độ kiềm tổng số của nước bằng sự chuẩn độ tới điểm cuối theo chỉ thị metyl đỏ (pH 4,5); thường được sử dụng kết hợp với độ kiềm theo phenolphtalein (xem 4.4.2) nhằm xác định đương lượng của HCO3-, CO3- và nồng độ H+ của nước).
4.4.2 Phenolphthalein end-point alkalinity: Độ kiềm theo phenolphtalein
(Độ kiềm qui ước do tổng hàm lượng ion hidroxit và một nửa hàm lượng ion cacbonat trong nước tạo thành, được xác định bằng chuẩn độ theo phenolphtalein (pH = 8,3).
4.5 Bioassay: Sự thử sinh học
(Kỹ thuật đánh giá tác dụng sinh học, định tích hoặc định lượng, của các chất khác nhau trong nước bằng cách quan sát những thay đổi hoạt tính sinh học nhất định).
4.6 Blochemical oxygen demand (BOD): Nhu cầu oxi sinh hoá (BOD)
(Hàm lượng oxi hoà tan bị tiêu thụ dưới những điều kiện xác định do sự oxi hoá sinh học các chất hữu cơ/hoặc vô cơ trong nước).
4.7 Carbon adsorption/chloroform extraction (CCE): Sự hấp thụ bằng than hoạt hoá/sự chiết bằng clorofom (CCE): (Một qui trình trong đó các chất, chủ yếu là chất hữu cơ, được hấp thụ từ nước lên than hoạt hoá dưới những điều kiện xác định, sau đó được chiết vào clorofom trước khi phân tích).
4.8 Carbon dioxide: Cacbon dioxit
4.8.1 Free carbon dioxide: Cacbon dioxit tự do (Cacbon dioxit hoà tan trong nước).
4.8.2 Total carbon dioxide: Cacbon dioxit tổng số (Tổng số cacbon dioxit tự do và cacbon dioxit liên kết dưới dạng cacbonat và hidro cacbonat trong nước).
4.9 Chemical oxygen demand (COD): Nhu cầu oxi hoá học (COD):
(Nồng độ khối lượng oxi tương đương với lượng dicromat bị tiêu thụ bởi các chất hoà tan và lơ lửng trong nước khi mẫu nước được xử lý với dicromat trong những điều kiện xác định).
4.10 Chlorine: Clo
4.10.1 Chlorine demand; chlorine requirement: Nhu cầu clo, yêu cầu clo
(Hiệu số giữa lượng clo đã cho vào mẫu nước hoặc nước thải và lượng clo dư tổng số còn lại ở cuối giai đoạn tiếp xúc đã định).
4.10.2 Residual chlorine; total rsidual chlorine: Clo dư; clo dư tổng số
(Clo còn lại trong dung dịch sau clo hoá, tồn tại dưới dạng clo tự do hoặc clo liên kết, hoặc cả hai).
4.10.3 Combined chlorine: Clo liên kết (Phần của clo dư tổng số tồn tại dưới dạng các cloramin, cloramin hữu cơ và nitơ triclorua NCl3).
4.10.4 Free chlorine: Clo tự do (Clo có mặt dưới dạng axit hypoclorơ, ion hypoclorit hoặc khí clo hoà tan).
4.10.5 Total chlorine: Clo toàn phần (Clo có mặt dưới dạng clo tự do hoặc clo liên kết hoặc cả hai).
4.10.6 Chloremines: Các cloramin
(Các chất dẫn xuất của amoniac do sự thay thế của 1, 2 hoặc 3 nguyên tử hidro bằng nguyên tử clo (monocloramin NH2Cl, dicloramin NHCl2, nitơ triclorua NCl3) và tất cả các chất dẫn xuất clo của các hợp chất nitơ hữu cơ như được xác định bằng phương pháp đã qui định trong ISO 7393 – 1).
4.10.7 Available chlorine; total avallable chlorine Chlore disponible: Clo sẵn có, clo sẵn có toàn phần:
(Các thuật ngữ thường dùng trong việc mô tả đặc tính các dung dịch natri hypoclorit đậm đặc và nước clo và sự làm loãng chúng dùng cho clo hoá).
4.11 Corrosivity: Tính ăn mòn
(Khả năng của nước ăn mòn các vật liệu khác nhau do các tác động hoá học, hoá lý hoặc hoá sinh).
4.12 Determinand "Determinand": Thông số cần xác định (Thông số hoặc chất cần được xác định).
4.13 Dissoived-oxygen curve: Đường cong oxi hoà tan
(Đường cong lập được bằng đồ thị hoặc tính toán thể hiện sự biến đổi của hàm lượng oxi hoà tan dọc theo chiều dòng nước).
4.14 Hardness: Độ cứng
(Một tính chất của nước biểu thị độ bền vững của nó với sự phát triển của bọt xà phòng. Độ cứng của nước là một khái niệm cổ được sử dụng để mô tả hàm lượng canxi và magiê trong nước. Có các loại độ cứng khác nhau (độ cứng toàn phần, độ cứng cacbonat và các độ cứng khác) và người ta chấp nhận các định nghĩa khác nhau về khái niệm này).
4.14.1 Alkaline (temporany) hardness: Độ cứng kiềm (độ cứng tạm thời):
(Là độ cứng sẽ bị loại bỏ khi đun sôi. Độ cứng này thường do sự có mặt của hydro cacbonat).
4.14.2 Non-alkaline [permanent] hardness: Độ cứng không kiềm (độ cứng vĩnh cửu)
(Độ cứng không thể loại bỏ được khi đun sôi; Nguyên nhân chính gây ra độ cứng này là sự có mặt của các sunfat, clorua và nitrat của canxi và magiê).
4.15 In-line analysis; in situ analysis: Phân tích trực tiếp
(Hệ thống phân tích tự động trong đó ít nhất bộ phận sensor phân tích được đặt trong vùng nước).
4.16 Langelier index: Chỉ số Langelier
Giá trị thu được bằng việc lấy pH đo được của mẫu nước trừ đi pH bão hoà (pHs). pHs là pH tính được với giả thiết khi nước cân bằng với canxi cacbonat rắn.
4.17 On-line analysis: Phân tích tại chỗ
Hệ thống phân tích tự động trong đó mẫu nước được lấy từ vùng nước qua đầu lấy mẫu đưa đến thiết bị phân tích bằng một đường dẫn thích hợp.
4.18 Parameter: thông số
Một tính chất của nước được sử dụng để mô tả đặc tính của nó.
4.19 Repeatabllity: Độ lặp lại
(định nghĩa lấy từ ISO 3534, TCVN 3691 - 81).
4.19.1 Qualitavite: Độ lặp lại định tính
Độ sát sao giữa các kết quả liên tiếp thu được bởi cùng phương pháp trên vật liệu thử đồng nhất trong cùng mọi điều kiện (cùng người thao tác, cùng phòng thí nghiệm, cùng thiết bị và cùng khoảng thời gian ngắn).
4.19.2 Quantitative: Độ lặp lại định lượng
Giá trị mà với xác suất qui định, hiệu tuyệt đối giữa hai kết quả thử riêng biệt nhận được trong các điều kiện nêu trên sẽ nhỏ hơn nó. Khi không có qui định khác xác suất này là 95%.
4.20 Reproducibility: Độ tái lặp:
(định nghĩa lấy từ ISO 3534 , TCVN 3691 - 81).
4.20.1 Qualitative: Định tính
Độ sát sao giữa các kết quả riêng biệt thu được bởi cùng phương pháp trên vật liệu thử đồng nhất, nhưng dưới điều kiện khác nhau (khác người thao tác, khác thiết bị, khác phòng thí nghiệm, và / hoặc thời gian khác nhau).
4.20.2 Quantitative: Định lượng
Giá trị mà với xác suất qui định, hiệu tuyệt đối giữa hai kết quả thử duy nhất trên vật liệu thử đồng nhất thu được bởi những người thao tác trong những phòng thử nghiệm khác nhau, sử dụng những phương pháp thử đã tiêu chuẩn hoá sẽ nhỏ hơn nó. Khi không có qui định khác, xác suất này là 95%.
4.21 Salinity (absolute); absolute salinity (Sa): Độ muối tuyệt đối (Sa):
Tỉ số của khối lượng vật chất hoà tan trong nước biển trên khối lượng nước biển. Trong thực tế, đại lượng này không thể đo trực tiếp được và độ muối thực tế được qui định dùng để báo cáo những quan sát hải dương học. (Xem
4.22. Độ muối (thực tế)).
4.22 Salinity (pratical); practical salinity(S): Độ muối thực tế (S):
Một đại lượng không thứ nguyên, dùng để kiểm tra chất lượng nước, được xem như sự ước lượng về nồng độ của muối hoà tan trong nước biển tính bằng gam/kilogam. Nó được định nghĩa là tỷ số (K15) giữa độ dẫn điện của mẫu nước ở 15oC và 1atm và độ dẫn điện của dung dịch KCl xác định (32,436 6 g.kg-1) ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
4.23 Sensitivity (K): Độ nhạy (K)
Đối với một giá trị đã cho của đại lượng được đo, độ nhạy được biểu thị bằng tỷ số của lượng tăng thêm quan sát được (dl) và lượng tăng thêm tương ứng của đại lượng được đo (dG)
(Lấy từ OIML)
4.24 Solids: Chất rắn
4.24.2 Dissolved solids: Chất rắn hoà tan
Các chất còn lại sau khi lọc và làm bay hơi đến khô của một mẫu. dưới những điều kiện xác định.
Chú thích Cũng có thể kể cả các chất keo.
4.24.2 Settleable solids: Chất rắn có thể lắng được
Phần của chất rắn ban đầu lơ lửng có khả năng loại bỏ được sau một thời gian để lắng nhất định, trong những điều kiện nhất định.
4.24.3 Suspended solids: Chất rắn lơ lửng
Chất rắn loại được bằng lọc hoặc ly tâm trong những điều kiện nhất định.
4.24.4 Total solids: Chất rắn toàn phần
Tổng số chất rắn hoà tan và chất rắn lơ lửng
4.24.5 Colloidal suspension: Huyền phù keo
Huyền phù chứa các hạt thường tích điện và không lắng được, nhưng có thể loại bỏ được bằng phương pháp keo tụ.
4.25 Sludge volume Index (SVI); Chỉ số thể tích bùn (SVI), chỉ số Mohlman
Thể tích tính bằng mililit bị 1 g bùn hoạt hoá chiếm chỗ sau khi lắng dưới những điều kiện qui định trong một thời gian qui định, thường là 30 phút.
4.26 Sodium absorption ratio (SAR): Tỷ số hấp thụ natri (SAR)
Tỷ số dùng cho nước tưới tiêu, nó biểu thị hoạt độ tương đối của ion natri trong các phản ứng trao đổi với đất.
Về mặt định lượng nó được tính theo công thức:
Trong đó: [Na+], [Ca2+] và [Mg2+] là hàm lượng của ion canxi và ion magiê, tính bằng milli mol/lit.
4.27 Speclfic conductance; electrical conductivity: Độ dẫn điện, độ dẫn điện riêng
Đại lượng nghịch đảo của điện trở, đo được dưới những điều kiện qui định, giữa các mặt đối diện của một khối lập phương với các kích thước đã định của một dung dịch nước. Đối với việc kiểm tra chất lượng nước, nó thường được biểu thị như là "độ dẫn điện" và được sử dụng như là phép đo nồng độ của các chất tan có thể ion hoá có mặt trong mẫu.
4.28 Surface active agent: Chất hoạt động bề mặt
Hợp chất hoá học có tính hoạt động bề mặt, tan trong chất lỏng, đặc biệt là trong nước, hợp chất này làm giảm sức căng bề mặt hoặc sức căng giữa các mặt tiếp xúc bởi ưa hấp phụ trên bề mặt lỏng/hơi hoặc các ranh giới bề mặt khác.
Chú thích - Hợp chất hoá học mà trong phân tử của nó chứa ít nhất một nhóm có ái lực đối với các bề mặt phân cực rõ rệt, để đảm bảo cho nó trong hầu hết mọi trường hợp đều hoà tan trong nước, và một nhóm không phân cực có một ái lực nhỏ đối với nước.
Định nghĩa này và các định nghĩa 4.28.1, 4.28.2, và 4.28.3 lấy từ ISO 862.
4.28.1 Anionic surface active agent: Anlon hoạt động bề mặt
Chất hoạt động bề mặt ion hoá trong dung dịch nước để tạo ra các ion hữu cơ tích điện âm có chức năng hoạt động bề mặt.
4.28.2 Cationic surface active agent: Cation hoạt động bề mặt
Chất hoạt động bề mặt ion hoá trong dung dịch nước để tạo ra các ion hữu cơ tích điện dương có chức năng hoạt động bề mặt.
4.28.3 Non-ionic surface active agent: Chất hoạt động bề mặt không ion
Chất hoạt động bề mặt không tạo ra các ion trong dung dịch nước. Các chất hoạt động bề mặt không ion này tan được trong nước là nhờ sự có mặt trong các phân tử của chúng, các nhóm chức có ái lực mạnh với nước.
4.29 Total organic carbon (TOC): Cacbon hữu cơ toàn phần (TOC):
Lượng cacbon có mặt trong các chất hữu cơ hoà tan hoặc lơ lửng trong nước.
4.30 Turbidity: Độ đục
Sự giảm tính trong suốt của một chất lỏng, gây nên bởi sự có mặt của chất không tan.