Tin tức
ĐỘ ĐỤC, CHẤT RẮN LƠ LỮNG

Phần 2: Độ đục và tổng chất rắn lơ lửng - sự khác biệt là gì?


Độ đục và tổng chất rắn lơ lửng - sự khác biệt là gì? dem vi sinh mbbr

Độ đục và độ trong của nước đều là thuộc tính trực quan của nước dựa trên sự tán xạ ánh sáng. Có tất cả ba thông số liên quan đến các hạt trong nước, dù trực tiếp hay gián tiếp.

Độ đụctổng chất rắn lơ lửng thường chồng chéo lên nhau

Độ đục được xác định bởi số lượng của ánh sáng tán xạ của các hạt. Phép đo này có thể được sử dụng để ước tính tổng hòa tan nồng độ chất rắn nhưng nó không thật chính xác. Độ đục không bao gồm chất rắn lắng hoặc trầm tích. Ngoài ra, độ đục có thể bị ảnh hưởng bởi màu của chất hữu cơ hòa tan.

Tổng chất rắn lơ lửng là tổng đo lượng chất rắn trong mỗi lượng nước. TSS là một thước đo cụ thể của tất cả các chất rắn lơ lửng, hữu cơ và vô cơ theo khối lượng. TSS có thể được sử dụng để tính toán tỷ lệ bồi lắng, trong khi độ đục là không thể.

 

Tại sao độ đục và tổng chất rắn lơ lửng quan trọng? gia the dem vi sinh mbbr

Độ đục và TSS là những chỉ báo dễ thấy nhất của chất lượng nước. Những hạt lơ lửng có thể đến từ sự xói mòn của đất, sự thoát của nước thải, từ các trầm tích ở đáy bị khuấy lên hoặc do nở hoa của tảo. Sự gia tăng đột ngột độ đục trong nước là một sự quan tâm. Phù sa quá mức có thể làm suy giảm chất lượng nước cho nuôi trồng thuỷ sản và con người, cản trở giao thông và làm tăng nguy cơ lũ lụt.

Chất rắn lơ lửng có thể làm tăng nhiệt độ của nước vì chúng hấp thụ nhiệt bổ sung từ mặt trời. Điều này cũng có thể gây ra độ oxy hòa tan giảm xuống, dẫn đến thiếu oxy.

Về chất lượng nước, nồng độ cao tổng chất rắn lơ lửng sẽ làm tăng nhiệt độ nước và giảm oxy hòa tan (DO). Điều này là do các hạt lơ lửng hấp thụ nhiệt nhiều hơn từ bức xạ mặt trời so với các phân tử nước. Sau đó nhiệt này được truyền vào nước xung quanh làm nước ấm lên nên không thể giữ oxy hòa tan nhiều như nước lạnh, vì vậy ĐỪNG để nhiệt độ tăng lên trong quá trinh xử lý. Ngoài ra, nhiệt độ bề mặt tăng lên có thể gây ra sự phân tầng hoặc lớp. Khi nước phân tầng, các lớp trên và dưới không pha trộn nhau được. Khi đó phân hủy và hô hấp thường xảy ra ở các lớp thấp hơn, chúng trở nên quá thiếu oxy cho các sinh vật tồn tại.

Sản xuất quang hợp - gia the vi sinh di dong mbbr

Chất rắn lơ lửng, đặc biệt là tảo, có thể chặn ánh sáng mặt trời. Điều này có thể làm cho nồng độ oxy hòa tan giảm.

Độ đục cũng có thể gây ức chế quang hợp bằng cách ngăn chặn ánh sáng mặt trời. Tạm dừng hoặc giảm quang hợp có nghĩa là giảm sự tồn tại thực vật và giảm lượng hòa tan oxy. Điều này làm giảm thảm thực vật ở dưới cùng của một đại dương, hồ hoặc sông. Nếu không có ánh sáng mặt trời, rong biển và cỏ cần thiết bên dưới bề mặt của nước sẽ không thể tiếp tục quang hợp và có thể chết.

Thảm thực vật chết hàng loạt có hai tác hại chính. Thứ nhất, quá trình quang hợp giảm, ít oxy hòa tan được sản sinh, do đó tiếp tục giảm nồng độ DO trong nước. Sự phân hủy tiếp theo của chất hữu cơ có thể giảm nồng độ oxy hòa tan thấp hơn. Thứ hai, rong biển và cây dưới nước là nguồn thực phẩm cần thiết cho nhiều sinh vật dưới nước. Khi chúng chết đi, số lượng thực vật có sẵn cho đời sống thủy sinh khác sẽ giảm có thể gây ra giảm quần thể thủy sinh trong nước.

 

Xói mòn  - gia the dem vi sinh di dong mbbr

Xói lở bờ dọc theo một con sông có thể gây ra bởi dòng chảy, lũ lụt hoặc nước chảy mạnh.

Sự gia tăng độ đục cũng có thể là dấu hiệu của tăng xói mòn bờ suối, trong đó có thể có một ảnh hưởng lâu dài là làm giảm chất lượng môi trường sống cho cá và các sinh vật khác. Trong điều kiện giảm sự thâm nhập ánh sáng do phù sa và chất rắn lơ lửng có thể che khuất tầm nhìn sinh vật dưới nước, làm giảm khả năng tìm kiếm thức ăn của chúng. Những hạt lơ lửng cũng có thể làm tắc nghẽn mang cá và ảnh hưởng đến tăng trưởng.

Xói mòn có thể gây ra sự nông dòng chảy, lắp đầy ao hồ và suối. Những chất rắn lắng có thể gây ngạt các sinh vật sống ở đáy và trứng cá. Ngoài ra, các trầm tích có thể dập ấu trùng côn trùng và các nguồn thức ăn cho cá. Khi điều này xảy ra ở các sông, kênh rạch, trầm tích tăng lên có thể làm giảm khả năng di chuyển của tàu, thuyền. Trường hợp bồi lắng quá mức, chất rắn lắng từ xói mòn thậm chí có thể ngăn chặn dòng chảy hoàn toàn.

 

Ô nhiễm  - gia the mbbr

Xử lý nước thải có thể mang mầm bệnh và các chất gây ô nhiễm khác vào nguồn nước nếu không được xử lý đúng cách.

Các chất ô nhiễm như các kim loại hòa tan và các mầm bệnh có thể bám vào các hạt lơ lửng và nhập vào nước. Đây là lý do tại sao sự gia tăng độ đục thường có thể chỉ ra ô nhiễm tiềm năng và làm giảm chất lượng nước. Các chất ô nhiễm bao gồm vi khuẩn, động vật nguyên sinh, chất dinh dưỡng (ví dụ như nitrat và phốt pho), thuốc trừ sâu, thủy ngân, chì và các kim loại khác. Một số các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là các kim loại nặng, có thể gây hại và thường độc đối với thủy sản. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng có thể khuyến khích sự phát triển của tảo nở hoa gây hại.

Khi nồng độ chất rắn lơ lửng do các chất hữu cơ, đặc biệt chất hữu cơ bị phân hủy, sự hiện diện của vi khuẩn, động vật nguyên sinh và vi rút có nhiều khả năng sinh sản. Các chất rắn lơ lửng hữu cơ cũng có nhiều khả năng để làm giảm nồng độ oxy hòa tan.

Ths. Nguyễn Minh Trí lược dịch