Tin tức
TIN TỔNG HỢP

5 cách chữa khỏi “căn bệnh” trì hoãn kinh niên


Các thủ thuật quản lý thời gian trên thế giới này chẳng giúp ích gì cho những kẻ trì hoãn kinh niên: vì sự nhọc nhằn của việc làm mọi việc có vẻ lớn hơn hầu hết các việc khác. Vậy điều gì có thể giúp bạn được? Dưới đây là những cách giúp chuyển hướng năng lượng của bạn khỏi tâm trạng hỗn độn, những hoạt động làm chệch mục tiêu và đưa bạn về đúng hướng.

Nghiên cứu mới từ trường đại học Stockholm đã khẳng định rằng trì hoãn không chỉ là vấn đề quản lý thời gian. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng các lý do mang tính cảm xúc thường gây nên sự trì hoãn, và một số người cho rằng họ chủ tâm để mọi thứ đến phút cuối vì họ thường làm việc tốt hơn dưới áp lực, nhưng điều đó chỉ khiến họ thêm stress.

Tất cả những điều này chỉ nhấn mạnh thêm điều mà tôi đã biết trong nhiều năm: Điều mà chúng ta nghĩ có ảnh hưởng sâu sắc tới những việc chúng ta làm- thậm chí cả việc chúng ta có trì hoãn hay không. Những cảm xúc tiêu cực thường do những suy nghĩ tiêu cực gây nên, và làm chệch khả năng hoàn thành mọi thứ của bạn, vì khi đối mặt với những điều mình phải làm (dọn gara, viết đề xuất, xin việc), bạn sẽ trở nên nản lòng, sợ hãi hoặc mệt mỏi và bạn sẽ muốn quay lại với những việc bạn muốn làm- những hoạt động khiến bạn cảm thấy dễ chịu (vào Facebook, xem TV, nắm xuống) và bạn cho rằng mình sẽ cảm thấy tốt hơn để đương đầu với những thứ khó nhằn. Trừ khi điều này không xảy ra, bạn sẽ cảm thấy tồi tệ hơn sau khi trì hoãn những việc đó!

Và đây cũng là lý do tại sao các thủ thuật quản lý thời gian trên thế giới này chẳng giúp ích gì cho những kẻ trì hoãn kinh niên: vì sự nhọc nhằn của việc làm mọi việc có vẻ lớn hơn hầu hết các việc khác. Vậy điều gì có thể giúp bạn được? Hãy thay đổi suy nghĩ của bạn và từ đó tâm trạng của bạn sẽ thay đổi, rồi bạn sẽ thấy mình ít trì hoãn làm những việc phải làm.

Dưới đây là những cách giúp chuyển hướng năng lượng của bạn khỏi tâm trạng hỗn độn, những hoạt động làm chệch mục tiêu và đưa bạn về đúng hướng.

1. Tìm ra nguyên nhân gốc

Trước tiên, bạn phải hiểu và xác định điều bạn đang cố gắng làm và điều đang cản trở bạn. Cảm xúc nào nảy sinh khi bạn cố gắng viết đề xuất hoặc có một cuộc trò chuyện khó khăn? Bạn sợ điều gì có thể xảy ra nếu bạn thực sự làm nó? Trường hợp xấu nhất là gì? Đối với nhiều người, nếu không muốn nói là hầu hết mọi người, chính sự lo lắng là nguyên nhân. Nỗi lo làm hỏng việc hoặc không hoàn thành nó đã dẫn tới việc chúng ta trì hoãn nó mãi, và trớ trêu thay, càng như vậy chúng ta càng không thể làm tốt hoặc chẳng làm gì cả.

2. Treo thưởng thay vì lảng tránh

Nếu tâm trạng của bạn lao dốc trước viễn cảnh phải hành động, thì theo giáo sư tâm lý học của trường Đại học Carleton-Timothy Pychyl (trong một bài báo trên tờ Wall Street Journal), bạn sẽ có xu hướng chữa lành tâm trạng của mình trước. Đây là lý do vì sao bạn sa vào vòng xoáy Facebook. Thay vào đó, hãy bảo bản thân rằng làm điều này sẽ có phần thưởng sau đó. Hãy nghĩ việc đó giống như cách trì hoãn một việc vui vẻ khác.

3. Quan sát những tảng băng trôi

Bạn có cả mớ ý tưởng về cách thế giới hoạt động và nên hoạt động trong đầu từ khi bạn còn rất nhỏ, nhưng bạn hiếm khi ý thức được điều đó, vì chúng chìm sâu dưới lớp bề mặt của ý thức của bạn. Chúng ta gọi chúng là những niềm tin tảng băng trôi, và chúng có thể là một vấn đề vì bạn có vẻ không nhận thức được ảnh hưởng của chúng tới suy nghĩ của bạn. Một ví dụ về niềm tin tảng băng trôi với sự trì hoãn là: “Mình phải làm hoàn hảo mọi thứ” (câu này nghe quen quen). Việc cần phải có những thứ nhất định trước khi hành động sẽ chặn bước tiến của bạn và khiến bạn bế tắc. Làm thế nào để biết bạn đang đương đầu với một tảng băng trôi? Dấu hiệu bao gồm những từ như “Mình nên” hoặc “Mình phải” cứ luẩn quẩn trong suy nghĩ của bạn.

4. Thay đổi suy nghĩ của bạn

Cách bạn nhìn nhận một hoàn cảnh sẽ quyết định cách bạn phản ứng lại nó và cuối cùng là việc bạn làm. Điều xảy ra với nhiều người trong số chúng ta là chúng ta bị bế tắc trong những chiếc bẫy suy nghĩ hoặc cách suy nghĩ khiến chúng ta không có đường tiến lên phía trước.

Nếu bạn nghĩ: “Việc này quá khó, mình sẽ không bao giờ hoàn thành được nó”, có thể bạn là người chú ý tiểu tiết và đánh giá thấp bản thân, khiens những khía cạnh khó khăn của một công việc trở nên tồi tệ hơn và làm giảm thiểu những ích lợi, cả 2 yếu tố này sẽ giết chết động lực của bạn. Thay vào đó, hãy nói: “Đây là một việc khó khăn nhưng có thể làm được, và thậm chí phần thưởng của việc bắt đầu làm cũng rất đáng giá”.

Nếu bạn nghĩ: “Mình không bao giờ có thể tự mình làm được việc này”, hoặc “Mình không bao giờ giỏi những việc kiểu này”, thì bạn là người cá nhân hóa hoặc quá khái quát hóa, tự hạ thấp lòng tự trọng của mình. Vì bạn không tin mình có thể làm được việc đó, và bạn tự nói với mình điều đó, bạn tin nó và nỗi sợ của bạn trở thành hiện thực. Thay vào đó, hãy nói rằng: “Điều mình đang cố gắng làm có thể cũng chẳng dễ dàng với bất cứ ai. Ngoài mình ra thì còn ai có thể làm được nữa? Còn ai khác ngoài mình có thể đảm nhiệm nó?”

Nếu bạn nghĩ: “Mình chưa từng làm gì đến đầu đến đũa cả” hoặc “Mình không có những yếu tố cần thiết để hoàn thành việc này”, thì bạn thuộc kiểu người viện lý do để tự thua cuộc. Bạn thấy các hoàn cảnh là không thể thay đổi được, và nếu bạn tin như thế, bạn có thể thấy mình không bao giờ nỗ lực làm bất cứ việc gì. Thay vào đó, hãy nói: “Mọi việc dù lớn tới đâu cũng có một khởi đầu, và đây mới là bước khởi đầu”. Hãy tìm phần công việc mà bạn biết mình giỏi làm và bắt đầu từ đó.

5. Điều chỉnh lại

Sự khó nhọc của việc làm một việc khó chỉ là nhỏ so với sự khó khăn của sự hối tiếc sau đó nếu bạn thậm chí không buồn thử làm. Hãy tự hỏi mình sẽ mất gì nếu không làm việc đó? Cuộc sống của bạn, nghề nghiệp, các mối quan hệ sẽ ảnh hưởng ra sao nếu không hành động? Hãy nhắc bản thân rằng việc này không liên quan tới mức độ khó khăn  hoặc công việc đó là gì mà là bỏ công sức thực sự vào việc mà bạn quan tâm. Và không có phần thưởng nào tốt đẹp hơn thế.

Vì vậy, lần sau bạn thấy mình trì hoãn những việc quan trọng, hãy tìm ra tận gốc vấn đề, thay đổi suy nghĩ và điều chỉnh lại các rào cản. Bạn sẽ thấy mình kiểm tra những việc ngoài danh sách những việc phải làm của mình và tận hưởng nhiều hơn thời gian rảnh rỗi sau đó.

 

Nguồn: Học làm giàu